ĐĂNG KÝ THAM DỰ
DCEST 2024

LỜI CHÀO CỦA HIỆU TRƯỞNG

Kính thưa Quý Nhà khoa học, Quý Thầy Cô và các em Sinh viên UMT thân mến!

Như chúng ta đã biết, trường đại học có 2 mục tiêu chính: (1) Đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội và (2) Nghiên cứu khoa học thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo ra các phát minh sáng chế. Hai mục tiêu này phải luôn song hành và bổ sung cho nhau. Không thể đào tạo sinh viên tốt nếu không có ý tưởng mới, cập nhật với thời đại. Cũng không thể nghiên cứu khoa học tốt nếu không có nguồn lực con người được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng giỏi. Do vậy, Hội nghị khoa học UMT về Kinh tế, Xã hội và Công nghệ 2024 (Digital Convergence in Economics, Society and Technology - DCEST 2024) lần đầu tiên được tổ chức chính là cột mốc đánh dấu sự cam kết về chất lượng đào tạo của UMT đối với sinh viên, các nhà khoa học và cộng đồng.

Với chủ đề: Sự hội tụ của khoa học kỹ thuật và đời sống trong kỷ nguyên số, Hội nghị nhấn mạnh sự cần thiết đổi mới mang tính hệ thống liên ngành tại UMT trong bối cảnh công nghệ số phát triển vượt bậc. Công nghệ số hóa nói chung và trí tuệ nhân tạo (AI) nói riêng đang dẫn dắt cuộc cách mạng mới trong giáo dục, mang lại cơ hội lớn nhưng cũng đặt ra thách thức không nhỏ. Theo báo cáo mới đây của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), tới năm 2030, hơn 40% lao động sẽ bị ảnh hưởng hoặc bị thay thế bởi AI.

Công nghệ số hóa, trong đó có AI, không chỉ cải thiện giáo dục và nghiên cứu mà còn kết nối các lĩnh vực kinh tế, xã hội và công nghệ; tạo ra mạng lưới liên ngành hướng đến các giải pháp có tính đột phá. Trong đó, giáo dục STEAM (Science, Technology, Engineering, Art, Mathematics - Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật, Toán học) giúp sinh viên phát triển tư duy phản biện, sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề phức tạp trong bối cảnh toàn cầu hóa. Ứng dụng chuyển đổi số là một phần quan trọng trong giáo dục đại học nhằm khuyến khích sự kết nối đa ngành và liên ngành, giúp sinh viên hiểu rõ hơn về tác động của các giải pháp công nghệ, từ đó thúc đẩy tìm kiếm phương pháp tiếp cận sáng tạo và bền vững.

Hệ thống giáo dục đại học cần được cập nhật, thích ứng với sự phát triển công nghệ, đồng thời có các chính sách rõ ràng về việc sử dụng công nghệ trong giáo dục. Hội nghị DCEST UMT 2024 là cơ hội để các nhà giáo dục, nhà nghiên cứu và chuyên gia công nghệ tại UMT cùng thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất ý tưởng mới và tìm kiếm giải pháp nhằm phát triển bền vững trong tương lai. Khi kết hợp yếu tố bền vững vào giảng dạy và nghiên cứu, chúng ta không chỉ đảm bảo công nghệ là công cụ hỗ trợ cho công việc, mà còn là cách thức bảo vệ sự công bằng về cơ hội tiếp cận cho tất cả mọi người.

Tôi mong rằng Hội nghị sẽ là bệ phóng mới cho UMT của chúng ta, hòa nhịp với các trường đại học lớn trong nước và quốc tế, khuyến khích sinh viên và giảng viên luôn đam mê sáng tạo, dám thử sức với những điều mới, điều khó mà xã hội đang đặt ra, để cùng tìm kiếm giải pháp phát triển, khẳng định thương hiệu UMT.

Kính chúc Quý Nhà khoa học, Quý Giảng viên và Sinh viên UMT thật nhiều sức khỏe, nhiều công trình mới!
Kính chúc Hội nghị DCEST UMT 2024 thành công tốt đẹp!

TS. HUỲNH BÁ LÂN
Chủ tịch Hội đồng Trường,
Hiệu trưởng Trường Đại học UMt

TS. NGÔ ĐẮC THUẦN

Chủ đề trình bày

BẢN ĐỒ CÔNG NGHỆ TRONG LĨNH VỰC
TRÍ TUỆ NHÂN TẠO (AI) TOÀN CẦU
VÀ CƠ HỘI CHO VIỆT NAM 

PGS. TS. ĐỖ VĂN NHƠN

Chủ đề trình bày

CÔNG NGHỆ TRI THỨC VÀ CÁC HỆ THỐNG
TRÍ TUỆ NHÂN TẠO ỨNG DỤNG THỰC TẾ

TS. THÁI KIM PHỤNG

Chủ đề trình bày

ẢNH HƯỞNG CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Chủ đề trình bày

NHỮNG XU HƯỚNG MỚI
TRONG GIÁO DỤC STEAM 

DIỄN GIẢ CHÍNH

TS. NGUYỄN THÀNH HẢI

00
00
00
00

Ngày     Giờ      Phút    Giây

Thông báo kết quả lựa chọn
Tóm tắt báo cáo
15/10/2024 ➡ 22/10/2024
CÁC MỐC THỜI GIAN QUAN TRỌNG
HẠN CUỐI ĐĂNG KÝ VÀ XÁC NHẬN
THAM DỰ Hội nghị
20/11/2024
Ngày diễn ra
Hội nghị
30/11/2024
15/10/2024
Gửi thông báo chính thức
về Hội nghị
30/8/2024
Hạn cuối nộp Tóm tắt báo cáo (Abstract)
1/10/2024  ➡ 8/10/2024 ➡ 15/10/2024 
Hạn cuối gửi FULLTEXT
24/10/2024 
Thông báo mời báo cáo ORAL,
MỜI BÁO CÁO POSTER
7/11/2024
Hạn cuối GỬI POSTER
15/11/2024
HẠN CUỐI GỬI SLIDE BÁO CÁO
20/11/2024
Hội nghị khoa học UMT về Kinh tế, Xã hội và Công nghệ 2024 (Digital Convergence in Economics, Society and Technology - DCEST 2024) với Chủ đề: Sự hội tụ của khoa học kỹ thuật và đời sống trong kỷ nguyên số, nhằm mục tiêu thúc đẩy những nghiên cứu, trao đổi và hợp tác liên ngành trong bối cảnh chuyển đổi số đang ngày càng tác động mạnh mẽ vào mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có môi trường giáo dục đại học.

Nghiên cứu khoa học là một phần quan trọng không thể thiếu trong môi trường đại học, nơi các ý tưởng được xây dựng dựa trên các nguyên tắc học thuật, các nghiên cứu có tính hệ thống, bao quát và chuyên sâu, đảm bảo tính sáng tạo và đổi mới theo thời đại.

Hội nghị DCEST UMT 2024 sẽ trở thành diễn đàn kết nối các chuyên gia, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh tế, xã hội và công nghệ; cùng nhau xây dựng những giải pháp sáng tạo và bền vững cho các thách thức hiện tại và tương lai.

Các mục tiêu chính:
⏩Phát triển định hướng nghiên cứu khoa học đa ngành - liên ngành thích hợp với hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trường Đại học UMT trong 5 đến 10 năm tới.
⏩Giới thiệu đến giảng viên, sinh viên trong và ngoài Trường cuốn sách mới xuất bản “A Unified System Fitness Design: Concepts Of Holistic and Inclusive Fitness Framework” của TS. Nguyễn Trà Giang và NCS. Oliver Napila Gomez thuộc Viện Khoa học và Quản lý thể dục thể thao, Trường Đại học UMT.
MỤC TIÊU CỦA HỘI NGHỊ
Chủ đề Hội nghị DCEST UMT 2024 tập trung vào ba nội dung chính:
Những nghiên cứu mới có tính ứng dụng, mang tính mới trong từng nhóm ngành: Kinh tế, Xã hội và Công nghệ, tập trung vào việc tìm hiểu, khám phá, khảo sát, thử nghiệm các ý tưởng mới hướng tới phát triển bền vững trong kỷ nguyên số.
Những ý tưởng mới về tính kết nối liên ngành, thúc đẩy hợp tác giữa các ngành, các lĩnh vực khác nhau, cùng hướng đến giải quyết những vấn đề bức thiết, đang được quan tâm trong xã hội.
Những chủ đề có tính xu hướng, triển vọng trong tương lai, giúp sinh viên và giảng viên cùng tìm hiểu, khám phá để chuẩn bị phát triển kỹ năng, kiến thức cần thiết, giúp trang bị hành trang tham gia vào thị trường lao động toàn cầu.

CHỦ ĐỀ HỘI NGHỊ
ĐƠN VỊ TỔ CHỨC
🔼 KHOA CÔNG NGHỆ UMT 🔼 KHOA KINH DOANH UMT
🔼 KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ NGHỆ THUẬT ỨNG DỤNG UMT
🔼 VIỆN KHOA HỌC VÀ QUẢN LÝ THỂ DỤC THỂ THAO UMT
           TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ TP.HCM (UMT)
           Tòa nhà Sáng tạo, Đường 60CL, Phường Cát Lái, TP. Thủ Đức, TP.HCM
           028 3636 9119
           dcest.org
           dcest@umt.edu.vn
THÔNG TIN LIÊN HỆ

TS. NGUYỄN THÀNH HẢI

Trưởng nhóm nghiên cứu tại Chương trình Giáo dục STEM THRIVE, Đại học Missouri (Hoa Kỳ)
Viện trưởng Viện STEAM, Trường Đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCM (UMT) 

TS. Nguyễn Thành Hải là Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Giám đốc Điều hành, Công ty Tư vấn Giáo dục STEAM và chuyển đổi số SEARINET tại Hoa Kỳ. Ông cũng là Nhà sáng lập dự án Thư viện Trẻ Sáng tạo (Library for Creative Kids) tại Hoa Kỳ và là Giám đốc dự án “STEM on the Move” được Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam bảo trợ. Ngoài ra, TS. Nguyễn Thành Hải còn đảm nhiệm vai trò Giám đốc Đại diện khu vực Đông Nam Á của STEM.ORG, Hoa Kỳ. 
Ông có hơn 19 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo giáo viên và xây dựng chương trình STEM/STEAM tại Hoa Kỳ và Việt Nam. Ông nhận học bổng từ Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF) của Chính phủ Hoa Kỳ và là một trong những người Việt Nam đầu tiên theo học chương trình Tiến sĩ chuyên về giáo dục STEM tại Hoa Kỳ.
TS. Nguyễn Thành Hải đã công bố hàng chục bài báo trên các tạp chí khoa học quốc tế thuộc hệ thống ISI và tham gia nhiều hội nghị giáo dục STEM quốc tế uy tín. Ông là người Việt Nam đầu tiên được mời làm diễn giả tại Diễn đàn Giáo dục STEM lớn nhất tại Hoa Kỳ diễn ra vào tháng 7/2019 tại San Francisco.
Hiện ông là thành viên của các tổ chức nghiên cứu và giảng dạy giáo dục STEM tại Hoa Kỳ như NSTA, NARST, ISTE và NABT. Ông tham gia nhiều dự án nghiên cứu giáo dục STEM do các quỹ khoa học quốc gia Hoa Kỳ tài trợ như NSF, HHMI và USAID. Hiện Ông làm cố vấn cho nhiều chương trình giáo dục STEM/STEAM xuyên quốc gia, là đại sứ chương trình Tuần lễ không gian NASA tại Việt Nam và là giám khảo của nhiều cuộc thi khoa học kỹ thuật hàng đầu quốc tế như ISEF và Thermo Fisher Scientific Junior Innovators Challenge. 
TS. Nguyễn Thành Hải đặc biệt quan tâm đến phương pháp giảng dạy Liên môn (Interdisciplinary) và Dung hợp (Inclusive), nhằm khuyến khích sự sáng tạo và bình đẳng trong các chương trình giáo dục STEM/STEAM chất lượng cao. Ông đã xuất bản cuốn sách “Giáo dục STEM/STEAM: từ thực hành trải nghiệm đến tư duy sáng tạo” - NXB Trẻ, 2019.  

PGS. TS. ĐỖ VĂN NHƠN

Trưởng khoa Công nghệ - Kỹ thuật, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng 

PGS. TS. Đỗ Văn Nhơn tốt nghiệp Đại học Tổng hợp TP.HCM năm 1985. Ông lấy bằng Thạc sĩ và Tiến sĩ tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP.HCM vào các năm 1996 và 2003. 
PGS. TS. Đỗ Văn Nhơn nghiên cứu chuyên về Trí tuệ nhân tạo (TTNT), đặc biệt là Công nghệ tri thức và các ứng dụng của hệ thống TTNT trong một số lĩnh vực thực tế như Giáo dục, Quản lý, Thương mại. Ông có hơn 75 bài báo khoa học đăng trên các Hội nghị khoa học và tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước, chủ nhiệm trên 15 đề tài NCKH các cấp, xuất bản 2 giáo trình và 1 sách chuyên khảo về biểu diễn tri thức và suy luận. 
PGS. TS. Đỗ Văn Nhơn là “Chair” của các “Special Session” gồm:
(1) Special session “Intelligent Software and Knowledge representation” của KSE (International conference on Knowledge Engineering and Systems)
(2) Special session “Knowledge Science and intelligent computing” của SOMET (International Conference on Intelligent Software Methodologies, Tools and Techniques)
(3) Special session “Intelligent Systems and e-Applications” của IEA/AIE (International Conference on Industrial, Engineering & Other Applications of Applied Intelligent Systems).  

TS. THÁI KIM PHỤNG

Phó hiệu trưởng Trường Công nghệ và Thiết kế, Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH). 

Ông Phụng nhận bằng Cử nhân, Thạc sĩ và Tiến sĩ chuyên ngành Hệ thống thông tin quản lý. 

Lĩnh vực nghiên cứu chính của Ông Phụng bao gồm: (i) chiến lược, mô hình kiến trúc và giải pháp công nghệ số ứng dụng trong các tổ chức; (ii) đo lường tác động của công nghệ số đến kết quả hoạt động kinh tế. 
 
Ông Phụng hiện tại cũng là Thành viên Hội đồng phát triển ngành Thương mại điện tử TP.HCM, thành viên sáng lập Mạng lưới các cơ sơ đào tạo TMĐT Việt Nam (VECOMNET), Ủy viên Ban chấp hành Hội Tin học TP.HCM (HCA). Ông đã tham gia tư vấn và đào tạo về Chuyển đổi số, Kinh doanh trên nền tảng số, Quản trị hệ thống thông tin, An toàn thông tin cho các doanh nghiệp và tập đoàn lớn như: EVN, VNPT, FPT, Sony Việt Nam, Vietnam Esports, Ocean Network Express, Mega Market, Vietjet,… Bên cạnh đó, anh cũng đã từng thực hiện nhiều dự án chuyển đổi số cho khu vực công như: Xây dựng hệ thống tri thức hỗ trợ các doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng trong cạnh tranh và hội nhập (năm 2008), Xây dựng phần mềm tính toán chỉ số năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) gắn với phát triển kinh tế của tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. 

TS. THÁI KIM PHỤNG

Phó Hiệu trưởng Trường Công nghệ và Thiết kế, Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH)

TS. Thái Kim Phụng nhận bằng Cử nhân, Thạc sĩ và Tiến sĩ chuyên ngành Hệ thống thông tin quản lý. 
Lĩnh vực nghiên cứu chính của Ông bao gồm: (i) Chiến lược, mô hình kiến trúc và giải pháp công nghệ số ứng dụng trong các tổ chức; (ii) Đo lường tác động của công nghệ số đến kết quả hoạt động kinh tế.  
TS. Thái Kim Phụng hiện là Thành viên Hội đồng phát triển ngành Thương mại điện tử TP.HCM, thành viên sáng lập Mạng lưới các cơ sơ đào tạo TMĐT Việt Nam (VECOMNET), Ủy viên Ban chấp hành Hội Tin học TP.HCM (HCA).
Ông tham gia tư vấn và đào tạo về Chuyển đổi số, Kinh doanh trên nền tảng số, Quản trị hệ thống thông tin, An toàn thông tin cho các doanh nghiệp và tập đoàn lớn như: EVN, VNPT, FPT, Sony Việt Nam, Vietnam Esports, Ocean Network Express, Mega Market, Vietjet…
Bên cạnh đó, Ông cũng từng thực hiện nhiều dự án chuyển đổi số cho khu vực công như: Xây dựng hệ thống tri thức hỗ trợ các doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng trong cạnh tranh và hội nhập (năm 2008), Xây dựng phần mềm tính toán chỉ số năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) gắn với phát triển kinh tế của tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. 




PGS. TS. Đỗ Văn Nhơn tốt nghiệp Đại học Tổng hợp TP.HCM năm 1985. Ông lấy bằng Thạc sĩ và Tiến sĩ tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP.HCM vào các năm 1996 và 2003. 
PGS. TS. Đỗ Văn Nhơn nghiên cứu chuyên về Trí tuệ nhân tạo (TTNT), đặc biệt là Công nghệ tri thức và các ứng dụng của hệ thống TTNT trong một số lĩnh vực thực tế như Giáo dục, Quản lý, Thương mại. Ông có hơn 75 bài báo khoa học đăng trên các Hội nghị khoa học và tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước, chủ nhiệm trên 15 đề tài NCKH các cấp, xuất bản 2 giáo trình và 1 sách chuyên khảo về biểu diễn tri thức và suy luận. 
PGS. TS. Đỗ Văn Nhơn là “Chair” của các “Special Session” gồm:
(1) Special session “Intelligent Software and Knowledge representation” của KSE (International conference on Knowledge Engineering and Systems)
(2) Special session “Knowledge Science and intelligent computing” của SOMET (International Conference on Intelligent Software Methodologies, Tools and Techniques)
(3) Special session “Intelligent Systems and e-Applications” của IEA/AIE (International Conference on Industrial, Engineering & Other Applications of Applied Intelligent Systems).  

PGS. TS. ĐỖ VĂN NHƠN

Trưởng Bộ môn Công nghệ thông tin, Khoa Công nghệ - Kỹ thuật
Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng

TS. Nguyễn Thành Hải là Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Giám đốc Điều hành, Công ty Tư vấn Giáo dục STEAM và chuyển đổi số SEARINET tại Hoa Kỳ. Ông cũng là Nhà sáng lập dự án Thư viện Trẻ Sáng tạo (Library for Creative Kids) tại Hoa Kỳ và là Giám đốc dự án “STEM on the Move” được Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam bảo trợ. Ngoài ra, TS. Nguyễn Thành Hải còn đảm nhiệm vai trò Giám đốc Đại diện khu vực Đông Nam Á của STEM.ORG, Hoa Kỳ. 
Ông có hơn 19 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo giáo viên và xây dựng chương trình STEM/STEAM tại Hoa Kỳ và Việt Nam. Ông nhận học bổng từ Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF) của Chính phủ Hoa Kỳ và là một trong những người Việt Nam đầu tiên theo học chương trình Tiến sĩ chuyên về giáo dục STEM tại Hoa Kỳ.
TS. Nguyễn Thành Hải đã công bố hàng chục bài báo trên các tạp chí khoa học quốc tế thuộc hệ thống ISI và tham gia nhiều hội nghị giáo dục STEM quốc tế uy tín. Ông là người Việt Nam đầu tiên được mời làm diễn giả tại Diễn đàn Giáo dục STEM lớn nhất tại Hoa Kỳ diễn ra vào tháng 7/2019 tại San Francisco.
Hiện ông là thành viên của các tổ chức nghiên cứu và giảng dạy giáo dục STEM tại Hoa Kỳ như NSTA, NARST, ISTE và NABT. Ông tham gia nhiều dự án nghiên cứu giáo dục STEM do các quỹ khoa học quốc gia Hoa Kỳ tài trợ như NSF, HHMI và USAID. Hiện Ông làm cố vấn cho nhiều chương trình giáo dục STEM/STEAM xuyên quốc gia, là đại sứ chương trình Tuần lễ không gian NASA tại Việt Nam và là giám khảo của nhiều cuộc thi khoa học kỹ thuật hàng đầu quốc tế như ISEF và Thermo Fisher Scientific Junior Innovators Challenge. 
TS. Nguyễn Thành Hải đặc biệt quan tâm đến phương pháp giảng dạy Liên môn (Interdisciplinary) và Dung hợp (Inclusive), nhằm khuyến khích sự sáng tạo và bình đẳng trong các chương trình giáo dục STEM/STEAM chất lượng cao. Ông đã xuất bản cuốn sách “Giáo dục STEM/STEAM: từ thực hành trải nghiệm đến tư duy sáng tạo” - NXB Trẻ, 2019.  

TS.  NGUYỄN THÀNH HẢI

Trưởng nhóm nghiên cứu tại Chương trình Giáo dục STEM THRIVE, Đại học Missouri (Hoa Kỳ)
Viện trưởng Viện STEAM, Trường Đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCM (UMT) 

TS. NGUYỄN TRÀ GIANG

Viện trưởng Viện Khoa học và Quản lý thể dục thể thao
Trường Đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCM (UMT)

TS. Nguyễn Trà Giang (Jane Nguyen) trở thành tác giả Việt Nam đầu tiên được Nhà xuất bản danh giá Routledge của Anh Quốc, một trong những nhà xuất bản học thuật uy tín và lâu đời nhất thế giới lựa chọn xuất bản sách “Mô hình Thể chất toàn diện và bao hàm - A Unified System Fitness Design" (USFD) vào ngày 24/9/2024 vừa qua. Đây không chỉ là bước ngoặt lớn trong sự nghiệp chuyên môn của TS. Jane Nguyen mà còn mang ý nghĩa đặc biệt đối với nền khoa học, nghiên cứu, giáo dục thể thao của Việt Nam trên thế giới và toàn cầu.
TS. Jane Nguyen là người có ảnh hưởng trong lĩnh vực Quản lý thể thao trên thế giới với hơn 15 năm kinh nghiệm giảng dạy và con đường học vấn đầy ấn tượng:
- Người Việt Nam đầu tiên được Hội đồng Châu Âu trao học bổng Tiến sĩ Erasmus Mundus vì những thành tích nổi bật trong ngành Giáo dục thể thao.
- Tổng Thư ký kiêm Quản lý của Liên đoàn Khúc côn cầu trên băng (Ice Hockey) Thái Lan.
- Phó Chủ tịch Liên đoàn Cờ Việt Nam từ năm 2023, đồng thời là Người sáng lập dự án “Cờ vua và hoạt động thể chất cho trẻ em nghèo, có hoàn cảnh khó khăn ở Việt Nam”.
- Năm 2018, hợp tác cùng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Đại học Tennessee và ESPNW (Hoa Kỳ), trở thành Nhà sáng lập dự án đột phá mang tên "Hãy tập luyện, cô ấy hạnh phúc, chúng ta hạnh phúc" - dự án truyền cảm hứng và trao quyền cho nữ sinh viên đại học tích cực tham gia các hoạt động thể chất và thể thao.
TS. Jane Nguyen đã và đang là thành viên phản biện cũng như biên tập của các tạp chí khoa học nổi tiếng trong bảng xếp hạng Scopus thế giới, điển hình: Tạp chí Health Promotional International Journal của Nhà xuất bản Đại học Oxford, Hoa Kỳ; Tạp chí Journal of Travel and Tourism Marketing của Tập đoàn Nhà xuất bản Taylor và Francis, Anh Quốc; Tạp chí International Journal of Health, Physical Education and Computer Science in Sports, Ấn độ; Tạp chí International Jounral of Tourism, Heritage and Recreation Sport, Indonesia.
TS. Jane Nguyen cũng từng là Trưởng Ban tổ chức của nhiều Hội thảo quốc tế lớn trong lĩnh vực thể thao được tổ chức tại các quốc gia như: Hoa kỳ, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Srilanka, UAE, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore và Việt Nam. 

TS. NGÔ ĐẮC THUẦN

Giám đốc Điều hành Công ty Cổ phần IP Group 

TS. Ngô Đắc Thuần nhận bằng Tiến sĩ về Quản trị Tài sản trí tuệ do MIT phối hợp với Đại học Zurich (UZH) của Thụy Sĩ, tham dự chương trình Thạc sĩ về Sáng chế và Sở hữu trí tuệ tại WIPO và Đại học Zurich (UZH). Ông còn là Thạc sĩ về Đổi mới sáng tạo và Quản lý sáng chế tại MIT (Mỹ); Chương trình Thạc sĩ Vật lý vô tuyến và Điện tử tại Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM; Thạc sĩ Kỹ thuật Máy tính tại MIT, Boston, Massachusetts tại Hoa Kỳ; Kỹ sư Điện tử - Viễn thông tại Đại học Bách Khoa TP.HCM.
TS. Ngô Đắc Thuần có kinh nghiệm chuyên môn về Giảng dạy chuyên ngành Điện tử - Viễn thông và CNTT tại Đại học Quốc gia TP.HCM (Đại học Bách Khoa TP.HCM và Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM). Ông là Trợ lý Chủ tịch Công ty CP Saigon Silicon City tại Khu Công nghệ cao; Giám đốc Kỹ thuật của FPT Telecom; Kỹ sư Bán dẫn và Lập trình nhúng trên chip của Intel Corp tại San Jose California (Mỹ); Thiết kế chip và Kỹ sư lập trình nhúng của Công ty Sigma Design.
Bên cạnh đó, Ông còn tư vấn và đào tạo cho Tập đoàn Viettel (Viettel Telecom, Tổng Công ty Sản xuất thiết bị Viettel, Viettel Academy...), Mạng xã hội Hatto, Công ty CP TemRadar, Công ty Công nghệ Teslateq, Công ty Lan Hảo Thorakao, Công ty CP Tập đoàn Green+, Công ty CP Green Technology Vietnam, Công ty Công nghệ Sinh học MettiTech, Công ty CP Phần mềm IPI, Công ty BYS, Công ty LEANWARE...
- Dự án Global Wifi (Tập đoàn Intel Corp - Mỹ phối hợp với Tập đoàn Swearatel - Thụy Điển).
- Dự án Service Science của Sở Khoa học Công nghệ TP.HCM.
- Dự án ICST Lives-VN tại Viện Khoa học Tính toán của Sở Khoa học Công nghệ TP.HCM.
- Chương trình Mini - MPA đào tạo nhân viên FPT.
- Đóng gói TSTT và xây dựng bản đồ công nghệ cho Vinamit, Phân bón Cà Mau...
- Thành viên của mạng lưới Vietnam Innovation Network 100 - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học Công nghệ Việt Nam.
- Thành viên Ban Cố vấn phát triển Thương mại số, Chuyển đổi số và Chuỗi cung ứng của Hiệp hội Logistics Việt Nam.